Thiếu máu ở bà bầu: nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa

Thiếu máu thường khởi phát âm thầm và đến khi chúng ta nhận ra thì thiếu máu đã ở mức độ trung bình hoặc nặng, điều này lại càng nguy hiểm hơn với bà bầu bị thiếu máu.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu?

Ước tính, khoảng 50% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai, và đa số thiếu máu ở bà bầu là do thiếu sắt.

Thiếu máu trong thai kì được xác định khi tỷ lệ hemoglobin (Hb)<110g/L và được gọi là thiếu máu nặng nếu Hb < 70g/L.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, có thể do chảy máu, tan máu hoặc do giảm sinh máu. Chiếm đa phần trong các trường hợp thiếu máu ở các mẹ bầu là do thiếu nguyên liệu tạo máu, đặc biệt là sắt. Trong quá trình sinh hồng cầu cần một số thành phần như: sắt, vitamin B12, acid folic,…Cơ thể mẹ khi mang thai có nhu cầu về các thành phần này gấp đôi người bình thường. Lúc này sắt ngoài tham gia tạo máu còn có nhiệm vụ giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. 

Đặc biệt là 3 tháng cuối thai kì, nhu cầu về sắt tăng rất nhiều nên nếu mẹ bầu ở giai đoạn đầu không thiếu máu thì cũng không có nghĩa là mẹ bầu sẽ không thiếu máu trong suốt thai kì. Tình trạng thiếu máu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tham khảo:   Bà bầu bị thiếu máu cần làm gì?

2. Thiếu máu ở mẹ bầu có những triệu chứng gì?

Với tình trạng thiếu máu nhẹ, mẹ bầu có thể không cảm thấy có điều gì bất thường hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Những triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với ốm nghén. Lâu dần, mẹ bầu có thể thấy các biểu hiện như:

+ Da xanh xao hơn

+ Niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi.

+ Các hoạt động về thể lực và trí lực kém hơn trước

+ Tim đập nhanh hơn, thường xuyên cảm thấy tức ngực, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Một số phụ nữ thiếu máu nặng do quá thiếu sắt có thể thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…do những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

Thiếu máu ở bà bầu: nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa
Mẹ bầu thiếu máu thường có cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế, mệt mỏi, xanh xao,… 

3. Thiếu máu ở mẹ bầu có nguy hiểm không?

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thiếu máu ở bà bầu khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kì, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Băng huyết sẽ đe dọa tính mạng người mẹ. Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não, gây ra hiện tượng khó thở, nhức đầu, giảm hiệu quả công việc, giảm chất lượng cuốc sống.

Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng bị nhẹ cân, sinh non tháng, giảm sức đề kháng, khiến bé dễ mắc bệnh hơn so với bình thường, nguy cơ bệnh tim mạch cao. Khi lớn lên, sự phát triển về nhận thức của những trẻ có mẹ bị thiếu máu thường kém hơn so với những bà mẹ khỏe mạnh.

4. Mẹ bầu nên làm gì để phòng thiếu máu?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo: “Phụ nữ có thai nên bổ sung từ 30-60mg sắt và 400mcg acid folic mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai”. Việc bổ sung viên sắt và acid folic nên được tiến hành càng sớm càng tốt, không phải chỉ đến khi thiếu máu mới sử dụng.

Ngoài bổ sung bằng thuốc, bổ sung 1 số thực phẩm giàu sắt, acid folic cũng khá cần thiết. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, súp lơ, dưa vàng,… có thể cung cấp 1 lượng sắt nhất định cho bà bầu bị thiếu máu.

Tuy nhiên, dù bổ sung bằng thức ăn hay bằng thuốc, mẹ bầu nên chú ý hạn chế dùng cùng các loại chè, cà phê,..những thức uống giàu tannin này sẽ làm giảm hấp thu lượng sắt trong bữa ăn. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, 1 số mẹ bầu thường uống thêm sữa, hoặc bổ sung viên canxi, mẹ bầu cũng cần lưu ý không sử dụng cùng những chế phẩm này khi bổ sung sắt, vì canxi làm cản trở sự hấp thu sắt, có thể làm giảm hiệu quả dự phòng thiếu máu.

Thay vào đó, 1 cốc nước hoa quả có vị chua là rất phù hợp để giúp mẹ bầu có thể hấp thu được lượng sắt trong bữa ăn là tối đa nhất.

Để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc sắt hoặc kiểm soát tình trạng thiếu máu của mình, mẹ bầu cũng nên đi khám định kì để có thể theo dõi sức khỏe thai nhi và phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể để điều trị kịp thời.

5. Thuốc sắt nào điều trị thiếu máu ở bà bầu hiệu quả?

Trên thị trường có rất nhiều dạng bổ sung sắt, trong đó có 2 dạng chính là sắt oxy hóa và sắt không oxy hóa. Sắt oxy hóa thường là các loại muối sắt có hóa trị 2 như sắt II Sulfate, Sắt II Fumarate, sắt II Gluconate, tuy dạng muối này khá dễ hấp thu nhưng chính vì tính oxy hóa nên dễ gây nên những tác dụng không mong muốn như  táo bón, kích ứng dạ dày, vị kim loại ở miệng, hay nóng và nổi mụn…

Để cải thiện tình trạng này, các dạng muối sắt III không oxy hóa ra đời. Các dạng sắt này thường là dạng phức hợp, trong cấu trúc phân tử thường gắn với các loại đường, làm cho cấu trúc tương tự với dạng sắt dự trữ trong cơ thể, vì vậy khá thân thiện với đường tiêu hóa, không gây kích ứng khi sử dụng.

Tham khảo ngay: Thuốc sắt cho bà bầu Avisure Safoli chứa sắt hữu cơ IPC không oxy hóa.

 

Video