Lưu ý đặc biệt cho bà bầu bị táo bón tránh những lo lắng khi mang thai

Bà bầu bị táo bón không phải vấn đề hiếm gặp trong thai kỳ. Nhưng không phải vì thế mà chị em được phép chủ quan. Có những hiểu biết về triệu chứng này sẽ giúp chị em giảm nỗi lo khi mang thai.

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

  • Do nội tiết tố: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất nhiều, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và giảm hoạt động của các cơ hậu môn. Do đó, bà bầu rất dễ rơi vào tình trạng táo bón.
bà bầu bị táo bón
  • Tử cung càng phát triển càng chèn ép các cơ quan lân cận khiến bà bầu bị táo bón, nặng hơn có thể bị trĩ.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu chất xơ, không uống đủ nước… Tất cả đều làm khiến táo bón trầm trọng hơn.
  • Chế độ sinh hoạt: Trong 3 tháng đầu mang thai, bà bầu thường xuyên bị nghén, thậm chí nôn, cơ thể luôn mệt mỏi khiến bà bầu lười vận động. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn?


Khi bị táo bón, bà bầu tuyệt đối không rặn vì có thể gây nguy hiểm cho bé cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ . Khi rặn đồng thời sẽ kích thích cơ trơn tử cung, do đó làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, thói quen này lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ bị trĩ hay ung thư đại tràng. Do đó:

  • Ngay sau khi có cảm giác muốn đi vệ sinh bà bầu không được nhịn và phải đi ngay, vì mỗi lần nhịn như thế sẽ khiến cho phân cứng lại và ứ lại gây đầy bụng khó chịu, khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng.
  • Trước khi đi vệ sinh, bà bầu hãy xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích nhu động ruột già, do đó mà phân mềm hơn và đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chỉ xoa thật nhẹ nhàng để tráng ảnh hưởng đến bé và không nên xoa bụng với khi bé dưới 3 tháng tuổi.
bà bầu bị táo bón

 

Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

1. Uống nhiều nước:

Bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Trong những tháng cuối thai kỳ, do tình trạng đi tiểu nhiều mà bà bầu xuất hiện tâm lý ngại uống nước. Chính vì thế, cơ thể sẽ bị thiếu nước và tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

2. Dinh dưỡng:

Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn như các loại rau xanh, củ quả. Bên cạnh đó, thay vì ăn thật no, bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa.
Bà bầu cần lưu ý một số đồ uống có tác dụng lợi tiểu mà bà bầu không hề biết như một số loại nước ngọt, cà phê,...

3. Luyện tập:

Vận động làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, do đó giúp bà bầu giảm táo bón. Với chị em làm việc văn phòng, rất cần thiết để vận động nhẹ 10 – 20 phút giữa giờ làm việc. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên áp dụng các bài tập yoga, đi bộ, bơi cũng rất hiệu quả.

bà bầu bị táo bón
Bà bầu bị táo bón nên luyện tập bằng cách đi bộ

4. Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: 

Nếu nhịn đi vệ sinh, các chất cặn bã sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây độc. Ngoài ra, phân sẽ trở nên cứng hơn khiến bà bầu càng bị táo bón nặng và tăng nguy cơ bị trĩ.


Bà bầu bị táo bón có nên dùng thuốc?

Đầu tiên, bà bầu phải chú ý tuyệt đối không được tự dùng thuốc. Các thuốc nhuận tràng thông thường sẽ giúp cải thiện táo bón nhanh chóng nhưng đối với mẹ bầu, thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Tham khảo thêm:  Bị táo bón khi mang thai cần làm gì?

Việc bổ sung viên sắt khi mang thai là không thể thiếu được với tất cả chị em. Thế nhưng, với một số chị em, viên sắt có thể gây một số tác dụng phụ, đặc biệt là chứng táo bón. Vì thế, thay vì uống các viên sắt thông thường, chị em nên chọn viên sắt hữu cơ, sắt có nguồn gốc từ thực vật như sắt fumarat hay sắt gluconat vì sắt loại này cơ thể rất dễ hấp thu.

Trên đây là những lưu ý đặc biệt quan trọng dành cho bà bầu bị táo bón. Chúc bạn và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Video