Đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Cách khắc phục

Một người bình thường thông thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, không lỏng nát hoặc cứng. Nhưng khi bị đau bụng đi ngoài khiến số lần đi đại tiện tăng lên kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, thay đổi về sinh hoạt hàng ngày. Đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng giải đáp những thắc mắc trên qua những thông tin hữu ích dưới đây.

 

đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Đau bụng đi ngoài do bệnh gì?

Với người bình thường, thông thường có thể 1 – 2 ngày đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, có tính chất không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có biểu hiện về rối loạn số lần đi đại tiện, tính chất phân kèm theo các triệu chứng khác như đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn và nôn,…là những dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa.

Khi rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như:
- Sốt
- Nôn
- Đi ngoài ra máu,…
Có thể là dấu hiệu của những bệnh cấp tính như tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, trĩ,…Trong những trường hợp này người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để theo dõi cũng như có biện pháp điều trị cụ thể. Còn lại rối loại đại tiện thường gặp ở một số bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng, đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh dưới đây:

Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân có tính chất lỏng, nát hoặc đi ngoài sống phân.

Táo bón

Nếu người bệnh trên 3 ngày mới đi đại tiện 1 lần, phân táo, rắn khó đi, sau khi đi đại tiện có cảm giác đau rát hậu môn người bệnh bị báo tón.

Viêm đại tràng mạn tính

Người mắc viêm đại tràng có số lần đi ngoài trên 1 lần/ngày, thường bị đau bụng đi ngoài vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống lạnh, sau khi sử dụng các chất kích thích.

Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Người bệnh bị đau bụng, đầy bụng chướng hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài xong lại  muốn đi tiếp,…

Viêm đại tràng diễn biến kéo dài khiến các vết viêm tổn thương ngày càng sâu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Viêm đại tràng co thắt

Hay còn tên gọi khác là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích. Bệnh không có tổn thương tại ruột, thường gây nên do thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ, sau khi dùng một số thuốc khiến người bệnh đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt hoặc táo bón.

Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng rối loạn nhu động của ống tiêu hóa, chủ yếu do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh trong thành ruột.

Mẹo chữa trị đau bụng đi ngoài hiệu quả


Chữa đau bụng đi ngoài bằng ổi xanh

 

đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Quả ổi xanh có chứa hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy khá hiệu quả (nếu dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cụ thể:

  • Cách 1: Khi bị đau bụng đi ngoài, lấy 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2:
    Búp ổi 20g sao qua
    Vỏ quýt khô 10g
    Gừng nướng chín 10g
    Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
  • Cách 3:
    Búp ổi 20g
    Củ sả 16g
    Củ riềng 8g
    Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống
  • Cách 4:
    Lá ổi 20g
    Vỏ quả bòng phơi khô 20g
    Lá chè tươi 10g
    Gừng tươi 2 lát
    Sắc uống
  • Cách 5: Quả ổi xanh ăn ngày 5 – 7 quả cũng nhanh chóng cầm được chứng tiêu chảy.

Lá mơ, lá trầu không

Đây là loại lá không còn xa lạ với người Việt, bên cạnh đó lá mơ, lá trầu không có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả mà lại ít tốn kém. Đây là những loại lá nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn.

Để sử dụng, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món như trứng rán lá mơ, lá trầu không với vỏ cam làm trà.

Gừng tươi chữa đau bụng

Gừng tươi là gia vị dùng khá phổ biến trong chế biến món ăn, bên cạnh đó gừng có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau. Có tính cay nóng, vị ấm nên gừng dùng để chữa bệnh viêm như ho, cảm cúm, đau lưng, và cả đau bụng đi ngoài

Bạn có thể dùng gừng ăn tươi chấm muối hoặc dùng pha trà gừng để giảm bớt cơn đau. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gừng như một loại túi chườm, xắt lát mỏng lên vùng bụng sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Các loại trà giảm đau bụng đi ngoài

đau bụng đi ngoài là bệnh gì

Trà gạo lứt

Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa chất tatin giúp hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày nên có khả năng ngăn ngừa đau bụng đi ngoài. Bạn có thể pha trà hoa cúc với lá bạc hà và uống thường xuyên mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trà gạo rang: Gạo lứt rang riêng hoặc rang cùng cà rốt nấu với 2 lít nước để uống mỗi ngày có tác dụng chống mất nước, giảm đau bụng đi ngoài và tăng cường chất xơ cho cơ thể.

Trà vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Bạn rang khô vỏ quýt, có thể kèm theo gừng khô, gạo rang sắc uống giúp người bệnh giảm tình trạng mệt mỏi khi bị đau bụng đi ngoài.

Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài diễn ra thường xuyên và kéo dài, bạn hãy đến cơ sở y tế để thăm khám. Đau bụng đi ngoài có thể do các bệnh lý về đường ruột, đại tràng...

Tham khảo sản phẩm: Bảo Việt Khang- Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đau dạ dày - tá tràng, đại tràng.

Liên hệ tư vấn: Tổng đài miễn cước: 1800.0016

 

Video